fbq('track', 'PageView');

10 Cách lấy lại động lực

10 Cách lấy lại động lực

10 CÁCH LẤY LẠI ĐỘNG LỰC

Về bản chất, việc mất động lực là khi bạn không đủ quyết tâm để hành động, và có khá nhiều lí do dẫn đến tình trạng ấy. Biết được nhiều đặc tính của việc mất động lực sẽ giúp bạn xác định được nguyên cớ đích thực của việc bạn không muốn làm việc, khi đó bạn sẽ chọn được công cụ và chiến thuật tốt nhất để tìm lại động lực cho mình.

Sau đây là 10 kiểu khác nhau của chứng mất động lực và những chiến thuật sẽ giúp bạn tìm lại động lực  

1. Mất động lực do sợ hãi

Để tìm lại động lực, bạn phải đối mặt với những nỗi sợ của mình. Hãy bắt đầu bằng việc gọi tên chúng, để chúng không thể ẩn náu nữa. Hãy nhớ nói lời cảm ơn dịu dàng đến chúng – vì dù sao chúng cũng đang cố gắng bảo vệ bạn mà. Và hỏi chúng: “Tại sao tôi lại sợ tất cả những điều đó xảy ra chứ?” “Xác suất để việc đó thực sự xảy ra là bao nhiêu?” Khi đó, một vài nỗi sợ sẽ biến mất ngay.

2. Mất động lực do đặt mục tiêu sai lầm

Dành thời gian để cân nhắc các mục tiêu của bạn. Vì Phần Thiết yếu không bao giờ lên tiếng, bạn có thể dễ dàng liên hệ với chúng qua cơ thể mình. Hãy để ý đến việc cơ thể bạn phản ứng thế nào khi bạn nghĩ về từng mục tiêu bạn đang cố gắng đạt được. Khi cơ thể bạn (nhất là hơi thở) bắt đầu tỏ ra những dấu hiệu của sự căng thẳng, đó là một tín hiệu chỉ rõ nhất rằng bạn đang theo đuổi những mục tiêu tệ hại đấy. Nếu bạn lâm vào trạng thái phản ứng dữ dội, hãy vứt cái mục tiêu bạn đang theo đuổi đi, và tự chất vấn lại tất cả những chuyện bạn vẫn nghĩ bạn “nên” làm với cuộc đời mình. Hãy để ý nhận ra những điều khiến bạn mỉm cười ngẫu hứng hoặc làm đến quên cả thời gian và thay vào đó, hãy đặt mục tiêu vào chúng.

3. Mất động lực vì không biết chính xác mình muốn gì

Nếu bạn muốn tạo ra một cái gì khác biệt so với những gì bạn đã và đang trải nghiệm, việc chỉ biết bạn không muốn gì thôi là không đủ. Thay vào đó, bạn cần phải biết bạn muốn gì, và bạn cần phải hoạch định rõ ràng và cụ thể một phiên bản của điều bạn muốn tạo dựng, để bạn có thể trở nên quen thuộc và cảm thấy thoải mái khi bước về phía chúng. Hãy dành thời gian để làm rõ những gì bạn muốn và tại sao bạn lại mong muốn những điều đó.

4. Mất động lực do xung đột các giá trị

Bạn cần phải gỡ rối xung đột và đóng vai trò điều phối giữa các bên để đưa những phần khác nhau trong con người bạn đang ủng hộ các giá trị khác nhau về lại cùng một đội. Hãy bắt đầu bằng việc nhìn nhận xung đột nội tại này. Hãy lấy một tờ giấy, viết một đường thẳng ở giữa để chia làm hai cột. Viết về hai chiều hướng khác nhau mà bạn đang bị lôi cuốn vào, và tóm tắt chúng bằng một câu biểu hiện mong muốn của từng bên. Bây giờ hãy chọn một bên và bắt đầu: “Tại sao phần này lại muốn điều này? Kết quả mong đợi đạt được là gì?” Cứ tiếp tục hỏi và ghi lại câu trả lời vào cột cho đến khi bạn cảm thấy đã chạm đến kết quả cuối cùng – là điều quan trọng nhất mà phần này muốn. Giờ thì hãy làm giống vậy với phần còn lại và để ý khi bạn chạm đến câu trả lời mà cả hai bên cùng mong muốn.

5. Mất động lực vì mất quyền tự quyết

Hãy xem bạn có được bao nhiêu quyền tự quyết liên quan đến mục tiêu mình đang cố gắng theo đuổi. Có những lĩnh vực nào khiến bạn cảm thấy bị bó buộc và kiểm soát không? Hãy xem bạn có thể làm cách nào để dần có nhiều quyền tự quyết hơn trong công việc, thời gian, kĩ thuật, địa điểm và với những đồng nghiệp của mình, và nếu bạn đi làm, hãy bàn luận với quản lí của bạn, xin có thêm nhiều quyền tự quyết hơn ở một số lĩnh vực chuyên môn nhất định mà bạn có ưu thế.

6. Mất động lực vì thiếu thách thức

Hãy xem xét lại những mục tiêu và dự án của bạn. Chúng có đủ thách thức với bạn không? Chúng có đòi hỏi bạn phải phát trển để đạt được không hay bạn chỉ như con vịt nghịch nước trong cái ao thoải mái của mình, làm những việc bạn thừa biết mình làm được. Hãy thử thay đổi mục tiêu của bạn, làm chúng thách thức hơn, nhận những dự án đòi hỏi bạn phải phát triển và tìm tòi cái mới, hoặc tự học cách kích thích chính bạn.

7. Mất động lực vì buồn phiền

Nếu bạn vừa phải trải qua mất mát hay đau khổ, hoặc trải qua một thay đổi lớn và thấy rằng có những ngày bạn thê thảm với giai đoạn “Chết đi và Hồi sinh” này, đừng cố gắng làm mình có động lực và xông xáo làm gì. Bạn không thể vộ vã bỏ qua việc khóc than và rũ bỏ cuộc sống cũ, cách nghĩ cũ, và bạn không thể đốt cháy giai đoạn của thời kỳ “Chết đi và Hồi sinh” này để đi thẳng đến “Mơ ước và Lên kế hoạch” đâu.

8. Mất động lực vì cô đơn

Ngừng làm việc một chút, ra ngoài, dành thời gian với ai đó bạn mến. Bạn sẽ ngạc nhiên vì tác động của việc này lên động lực của bạn đấy và bạn sẽ thấy mình minh mẫn và năng suất hơn khi trở lại với công việc. Đồng thời hãy tìm những phương pháp để bắt đầu kết nối nhiều hơn và cùng hợp tác trong công việc.

9. Mất động lực vì mệt mỏi

Ngủ. Khi đã ngủ đủ, trí tuệ minh mẫn trở lại, hãy nói chuyện lại với phần Thiết yếu xem đâu là điều quan trọng nhất với bạn, lê la trên blog này của Charlie, đọc The Dojo và bắt đầu xây dựng những cách để làm được nhiều hơn.

10. Mất động lục vì không biết làm gì tiếp theo

Nếu bạn muốn giữ vững động lực, hãy chú trọng tuân theo mọi giai đoạn của kế hoạch, dành thời gian để lên những kế hoạch rõ ràng và sắp xếp thời gian ấy vào thời gian biểu của bạn.

Hãy dùng nỗi sợ hãi để định hướng những nguy cơ tiềm ẩn bạn cần phải xoay sở trong kế hoạch. Viết lại tất cả những mối quan tâm “tôi-không-biết-phải-làm-thế-nào” và biến chúng thành những câu hỏi để nghiên cứu. Phần đầu tiên của việc lên bất cứ kế hoạch nào bao giờ cũng là nghiên cứu. Và bạn sẽ tìm ra những câu hỏi cần nghiên cứu mới dọc đường, nên hãy nhớ, nghiên cứu luôn luôn là một phần của kế hoạch ở mọi giai đoạn. Cuối cùng, hãy tự hỏi bản thân những mục tiêu nhỏ hơn nào cần phải đạt được để đi đến mục tiêu cuối cùng và tự đặt ra thời hạn cho mình.

 

Gửi yêu cầu tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, Abimhome sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị