fbq('track', 'PageView');

5 Vấn đề của học viên ngành Kiến trúc và Xây dựng

5 Vấn đề của học viên ngành Kiến trúc và Xây dựng

5 Vấn đề của học viên ngành Kiến trúc và Xây dựng

 1.Khủng hoảng phương hướng

 Việc xác định mục tiêu trước khi tìm kiếm công việc là vô cùng quan trọng nhưng mấy ai làm được như vậy. Hầu hết sinh viên hiện nay đều bị ăn sâu trong tiềm thức từ khi bước chân vào cánh cổng đại học rằng “ Cứ học đi sau này ra trường tính sau”, nhưng sự thật là khi ra trường sinh viên lại không biết mình sẽ đi đâu trước ngã rẽ của những sự lựa chọn. Bạn không biết mình có sở trường, sở đoản gì, không hiểu mình muốn gì và sẽ làm gì trên chặng đường sắp tới. Cứ mãi loay hoay tìm lời giải đáp thì bạn lại càng lãng phí thời gian, chưa kịp thích nghi với môi trường văn hóa của công ty này đã vội nhảy việc sang công ty khác vì cảm thấy không phù hợp.

Hãy xác định điều mà bản thân mình muốn theo đuổi và ghim nó trong đầu từ khi bắt đầu cho đến lúc ra trường. Như vậy bạn sẽ không bị chệch hướng.

2.Thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng  

 Khi cầm tờ tuyển dụng trên tay ,đa phần sinh viên đều thở dài ngao ngán với những yêu cầu “ trên 2 năm kinh nghiệm”, “ trên 3 năm kinh nghiệm”… Làm sao những sinh viên có thể đáp ứng được những yêu cầu như vậy khi vừa mới tốt nghiệp? Kinh nghiệm – kỹ năng hoàn toàn có thể tự tích góp được dựa vào chính quá trình làm việc, học hỏi của bạn.

Bí quyết duy nhất là bạn phải nắm bắt tất cả các cơ hội ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động đội, nhóm sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng hữu ích như: nói trước công chúng, khả năng thuyết trình, khả năng làm việc nhóm… Bên cạnh đó, nếu may mắn thì trải qua quá trình thực tập, bạn đã có thể nắm chắc trong tay vốn kinh nghiệm vững vàng và dễ dàng xin được công việc đúng chuyên ngành, sát với nguyện vọng.

3.Đặt nặng vấn đề tiền lương khi đi tìm việc

 Không ít sinh viên sau khi ra trường đều vội vàng tìm kiếm cho mình công việc đầu tiên chỉ với mục đích có thu nhập, hoặc không nghiêm túc suy nghĩ xem công việc đó liệu có phù hợp? Chính vì vậy, thường các bạn không gắn bó với công việc lâu dài. Bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt. 

Quan trọng hơn hết đừng quá quan trọng tiền lương, sinh viên mới ra trường cần quan tâm nhiều thứ hơn khi tìm việc. Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn không? Đây có phải công việc mà bạn yêu thích? Bạn làm việc với ai và học hỏi được điều gì từ họ? Công việc này có đem lại sự thăng tiến trong tương lai cho bạn? 

Đừng chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, hãy nhạy bén hơn với những quyết định quan trọng trong công việc thì chính bạn sẽ là người mang lại công việc tốt nhất cho bản thân bạn. 

 4.Kỷ luật bản thân

Có thể bạn từng biết nhưng đã quên: Một trong những bí quyết được coi là tinh hoa của những người thành công đến từ việc rèn luyện thói quen kỷ luật bản thân. Môi trường làm việc khắc nghiệt cũng đòi hỏi ở bạn tính kỷ luật vô cùng cao. Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do cùng với một số kỹ năng và năng lực cần thiết đáp ứng trong công việc.

Kỷ luật bản thân có thể được rèn luyện từ rất nhiều hoạt động trong học tập và trong cuộc sống, chỉ cần bạn ý thức hơn một chút, coi trọng việc học hỏi rèn luyện kỷ luật bản thân hơn đến khi ra trường, thì bạn đã có một hành trang vững chắc hơn rất nhiều để sẵn sàng hòa nhập với một mỗi trường làm việc mới.

Muốn thành công, hãy luôn  bạn cần phải kỷ luật với bản thân để vượt qua giới hạn của chính mình.

 5.Kỹ năng phỏng vấn

 Buổi phỏng vấn chính là cánh cửa đầu tiên giúp bạn tiến tới sự nghiệp của bản thân. Ở thời đại hiện nay, khi mà nền kinh tế trong nước và thế giới ngày càng có nhiều biến động, kéo theo thị trường việc làm ngày càng có nhiều cạnh tranh, các nhà tuyển dụng càng chú trọng hơn nữa vào những ứng viên có ý thức trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp.

Nhưng điều đáng buồn là không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn lúng túng, khổ sở trong các buổi tham gia phỏng vấn xin việc vì “ngộp” trước nhà tuyển dụng. Điều này khiến họ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Vậy giải pháp giúp ích tốt nhất cho sinh viên ra trường muốn tạo “good impressive” đối với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn đầu tiên là gì? Chuẩn bị kỹ tinh thần trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra , học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Ngoài ra, việc tham gia các khóa học hoặc chương trình đào tạo kỹ năng phỏng vấn trong thời đại 4.0 hiện nay là giải pháp vô cùng an toàn đối với sinh viên mới ra trường.

 

 

 

 

 

 

 

Gửi yêu cầu tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, Abimhome sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị