6 Lỗi phổ biến nhất khi làm CV xin việc
6 Lỗi phổ biến nhất khi làm CV xin việc
6 LỖI PHỔ BIẾN NHẤT KHI LÀM CV XIN VIỆC
CV là thứ đại diện cho bạn để cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác trong một cơ hội lọt vào phỏng vấn xin việc. Viết CV là 1 công việc rất khó đòi hỏi ứng ứng cử viên cần viết những bản CV về bản thân thật hay, độc đáo giúp doanh nghiệp có những đánh giá cao về cá nhân họ ngay từ phút đầu, từ đây những người ứng tuyển mới có cơ hội đi những bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng trong doanh nghiệp.
1.Viết email dở
Sai lầm đầu tiên không trực tiếp nằm trong CV nhưng lại nắm vai trò “ sinh tử” của bản CV, đó là chiếc mail dở mà bạn gửi đi. Một chiếc email dở, sơ sài và thiêú chuyên nghiệp sẽ khiến cho nhà tuyển dụng bỏ qua CV của bạn. Điều này cũng dễ hiểu, không nhà tuyển dụng nào dành thời gian quý giá của mình để mở và đọc CV của bạn khi mà họ thấy bạn đi ứng tuyển lại không dành đủ thời gian để viết một email cho cẩn thận.
Có nhiều bạn trẻ do thiêú kinh nghiệm viết Email CV xin việc nên đã cho hết nội dung vào trong phần chủ đề emai, thậm chí có những bạn còn kể lể cả câu chuyện sự nghiệp của mình như: chị ơi, em năm nay 22 tuổi, em đã tốt nghiệp trường A, em có chứng chỉ B,…và em muốn ứng tuyển vị trí C, số điện thoại của em là…chẳng hạn.
Có bạn lại mắc phải lỗi viết Email như viết tin nhắn với bạn bè với ngôn từ suồng sã và đính kèm cả những emoji vui nhộn. Ngoài ra, còn có những trường hợp viết email dài lan man, không xuống dòng, viết tắt, sai chính tả…
Những thiếu sót ấy của bản thân hoàn toàn ngẫu nhiên do bạn còn ít kinh nghiệm thế nhưng với nhà tuyển dụng đã làm việc trong nghề lâu năm thì họ lại nhìn vấn đề theo một chiều hướng khác, họ cho rằng chẳng một ứng viên nào lại không biết tới những yêu cầu mà họ mong muốn.
2.Độ dài sai và hình thức dở.
Độ dài lí tưởng của một bản CV chỉ là 1 trang giấy vì phía tuyển dụng sẽ chẳng thể dành quá nhiều thời gian cho bạn và dung lượng đó cũng sẽ phù hợp để bạn cân nhắc nên điền những gì.
Về hình thức, đừng nên lạm dụng nguồn template có sẵn trên mạng mà thay vào đó hãy tự tạo phiên bản riêng cho mình. Người ứng tuyển có thể tìm hiểu tự thiết kế cho mình một chiếc CV mang dấu ấn cá nhân bằng phần mềm Ai hay Id rồi xuất ra file PDF để gửi cho nhà tuyển dụng.
3.Lỗi chính tả
Nếu nhà tuyển dụng đã mở CV của bạn ra xem và thấy được rằng, đó là một bản CV tốt, các nội dung, bố cục bên trong được sắp xếp khoa học và trình bày thoáng mắt rất dễ nhìn nhưng bỗng họ thấy một lỗi chính tả xuất hiện. Điều đó đủ để CV của bạn bị loại rồi đấy nhé.
Đây là một lỗi tuy nhỏ nhưng rất ngớ ngẩn trong quá trình làm CV. Để khắc phục lỗi này, hãy kiểm từng chữ một trước khi xuất file CV và khi đã tự kiểm tra rồi thì có thể nhờ thêm bạn bè kiểm lại hộ nhằm đảm bảo đúng chính tả 100%. Ngoài ra, nếu phải viết tắt thì cần chú thích rõ cho người khác hiểu được.
4.Những cụm từ trống rỗng
Sai lầm thứ tư cũng chính là một lỗi sai lớn rất nhiều người mắc phải nhưng lại ít người nhận diện đó là sai lầm và sửa chữa chúng. Ấy chính là đưa cách “ làm văn miêu tả” vào trong CV. Những điều đầu tiên nhất khi bạn nghĩ về CV hãy coi đó là một bản mô tả thống kê thông tin cần được xây dựng thật ngắn gọn, dễ tiếp nhận chứ không phải coi đó là một bản văn mô tả về kinh nghiệm, kỹ năng của bản.
Một CV tốt cần phải thể hiện được kinh nghiệm hoặc thành tích gắn liền với bằng chứng cụ thể để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy. Mọi thứ cần phải thật cụ thể, rõ ràng để đọc xong CV nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ bạn là ai, bạn đã từng làm gì, thế mạnh của bạn ở đâu.
5.Những điều nhà tuyển dụng không cần phải biết
Một sai lầm nữa trong số các sai lầ thường mắc phải khi viết CV xin việc đó là không biết cái gì quan trọng cái gì không. Các nhà tuyển dụng nói rằng , họ nhận rất nhiều bản CV, nội dung cần thì họ không thấy đâu còn đổi lại , có rất nhiều chỗ ứng viên “thừa giấy vẽ voi” đưa cả vào các yếu tố nằm ngoài sự tìm kiếm của nhà tuyển dụng.
Để khắc phục lỗi này, các ứng viên nên nắm được những từ khóa trong yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng và đề cập chúng trong CV của mình. Đồng thời nên chứng minh một cách trung thực rằng bạn phù hợp với những tiêu chí và công việc của họ. Trong CV nên thể hiện phần kinh nghiệm làm việc lên trước còn học tập nên ở kế sau. Nói chung, nên tận dụng và trình bày hợp lý từng nội dung có trên CV.
6.Thiếu Portfolio
Portfolio là tổng hợp những thành phẩm tương ứng với các kỹ năng mà ứng viên có, thường là các bản thiết kế, các sản phẩm, những dự án đã tham gia,… Tùy theo các dạng thành phẩm mà ứng viên có thể tạo portfolio trực tuyến ở trang Behance, website hay trang blog riêng. Có phần này đi kèm cùng CV sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm cơ sở tin tưởng lựa chọn ứng viên tiềm năng.
Khóa học được đăng ký nhiều nhất
Gửi yêu cầu tư vấn
Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, Abimhome sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị